Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

CÁCH TẬP LUYỆN CÔN NHỊ KHÚC

CÁCH TẬP LUYỆN CÔN NHỊ KHÚC


          Người tập luyện côn nhị khúc thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu côn khoảng 1-2cm, đôi khi có thể cầm vào giữa thân côn. Các động tác tập luyện đa dạng giúp cho người tập côn làm chủ đôi côn thành thạo. Do khi cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh côn còn lại, sau khi chạm mục tiêu nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau. Vì thế để không bị “phản tác dụng” khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện. Khổ luyện là một vấn đề nhưng mà luyện tập cho thân thể mình phản ứng nhanh nhạy, người luyện và côn phải hoà hợp như một. Phải cảm nhận được sự chuyển động của không khí khi thanh côn đánh vào mục tiêu.

          Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người tập cầm một thanh côn và đánh văng thanh côn còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương ... Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan (quay) côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.


Disqus Comments