Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Kỹ thuật phối hợp côn nhị khúc


Kỹ thuật phối hợp côn nhị khúc


 * 05 bộ kỹ thuật phối hợp.
          - Bộ số 1: Song Côn (Bịt mắt sử dụng 2 côn nhị khúc, tiến 5 bước, lùi 5 bước), không tính thời gian.
          - Bộ số 2: Quật – Chuyền (2 phút 30 giây).
          - Bộ số 3:Lăn đối xứng(10 lần), không tính thời gian.
          - Bộ số 4: Quật luân phiên (10 lần/1 phút 15 giây/1 tay) tay trái, tay phải.
          - Bộ số 5: Quật an pha (a) (15 giây/1tay).
Lời thiệu bộ số 5: “Lời qua tiếng lại, Có ích gì đâu! Sao không thở nhẹ? Mỉm cười nhìn nhau!”

*  Tác dụng bộ phối hợp

Bộ phối hợp số 1 (Bộ 1).
          1.Phát triển cơ quan phân tích tiền đình, giúp bạn bớt chóng mặt, say xe, giữ thăng bằng & định hướng vận động tốt hơn.
          2. Vận động 2 tay sẽ giúp bạn khéo léo hơn. Đặc biệt giúp 2 bán cầu não phải & trái cùng phát triển, qua đó tăng cường khả năng phân tích & tổng hợp của não bộ.
          3. Giúp bạn vượt qua cảm giác sợ hãi, can đảm & tự tin hơn.

Bộ phối hợp số 2 (Bộ 2).
          1.Tốc độ sử dụng CNK nhanh giúp phát triển sự khéo léo của đôi tay & khả năng phối hợp vận động toàn thân. Dĩ nhiên nó cũng tác động đến cơ quan phân tích tiền đình & các bán cầu đại não (có những tác dụng giống như Bộ 1
          2. Động tác “chuyền sau” phối hợp với các kiểu chuyền khác giúp phát triển lồng ngực, cột sống & nhóm cơ – xương – khớp phần trên cơ thể.
          Bạn hãy thở ra khi quật xéo & bật dọc, sau đó hít vào trong tất cả các động tác còn lại. (Nếu bạn nhắm mắt để thực hiện Bộ 2, bạn sẽ đạt được cảm giác phân biệt giữa tĩnh & động, giữa vận động & thư giãn, trương cơ & thả lỏng. Điểm đặc biệt trong Bộ này là bạn hãy cố gắng phát hiện ra điều đó: Tìm thấy điểm tĩnh lặng trong cuộc sống bộn bề, dữ dội).

Bộ phối hợp số 3 (Bộ 3).
          – Bộ số 3 là một bộ khó, vì bạn phải tập làm quen với kỹ thuật lăn CNK trong vận động thực tế, do đó rất dễ rơi côn. Ý tưởng ban đầu của Bộ này là kỹ thuật chuyền số 3 (chuyền ngang bụng), sau đó nếu sử dụng thuần thục sẽ phối hợp thêm 1 kỹ thuật quay vòng tròn trên đầu. Tuy nhiên để giảm độ khó, động tác này đã được đổi thành chuyền xéo.

          – Bộ 3 sẽ giúp bạn tăng cường khả năng phối hợp vận động toàn thân. Động tác lăn côn được thực hiện ngay sau động tác xoay 360 độ sẽ giúp bạn hoàn thiện chức năng phối hợp giữa cơ quan tiền đình và hệ cơ quan vận động.

Bộ phối hợp số 4 (Bộ 4).
          – Bộ 4 thể hiện sự mềm dẻo, uyển chuyển của cây tre trong giông bão (Rất hiếm khi có người thể hiện được “tầng” này – đó là động tác thứ 2 tiến lên tấn trước quật anpha. Khi kết thúc lần quật này bạn PHẢI TẠO ĐƯỢC “VẬN TỐC ĐẦU TỐI ĐA” cho lần quật anpha tiếp theo. Điểm khó nhất của Bộ 4 nằm ở đây). Tinh thần của Bộ 4 thể hiện sự mềm dẻo, linh động nhưng đầy mãnh lực của người tập võ trong giông bão của cuộc sống.  
          – Bộ 4 cũng có thể gọi là “Bộ Anpha”, vì bạn phải thực hiện liên tiếp 3 lần quay anpha với tốc độ cao trong 3 tấn pháp khác nhau. Đây là Bộ kế thừa và nâng cao hiệu quả của 3 Bộ trước đó. Bộ 4 giúp bạn rất nhiều trong việc rèn luyện các tố chất nhanh, mạnh, bền và khả năng khéo léo của cơ thể.
* Lưu ý: Quật anpha là kỹ thuật nguy hiểm. Bạn phải bảo đảm tâm anpha nằm ngay trán (xa nhất là 20cm).

Bộ phối hợp số 5 (Bộ 5).
          “Lời qua tiếng lại, Có ích gì đâu, Sao không thở nhẹ Mỉm cười nhìn nhau”
. Con người từ cát bụi sẽ trở về cát bụi. Bạn hãy nhớ lại bài thiệu của Bộ 5 khi chuẩn bị to tiếng với người khác nhé!
          Bộ 5 thể hiện những điều sau:
          1. Trong sự quay cuồng, tất bật của con người, xã hội hay tạo hóa – những tưởng là hỗn loạn, vô lối – nhưng không, chúng đều tuân thủ những quy luật chặt chẽ.
           2. Tất cả mọi sự bắt đầu đều phải có kết thúc. Bản lĩnh của con nhà võ là phải biết kết thúc một việc đã bắt đầu. Nguyên lý vận động của phương đông yêu cầu: bắt đầu ở đâu phải kết thúc ở đấy.
          Bộ 5 đã nâng bạn lên một tầm vận động mới, đó là sự tự động hóa – tự hoạt động trong một quy trình chặt chẽ, là tính độc lập bên trong sự phối hợp nhịp nhàng. Phải có sự chỉ huy, phối hợp rất tốt của não bộ với hệ vận động cơ thể bạn mới có khả năng thực hiện đạt yêu cầu của Bộ này. Điểm đặc biệt là chúng phải vừa phối hợp nhịp nhàng vừa họat động độc lập. Côn nhị khúc lúc ấy sẽ trở thành một bộ phận mới của cơ thể bạn.
          Tay phối hợp theo chân, chân phải di chuyển theo lập trình, hô hấp lại thả trôi cùng bài thiệu, côn nhị khúc như 1 chiếc áo giáp mới bảo vệ bạn trong sự xoay vần của tạo hóa! Bạn phải thực hiện tất cả các điều ấy dưới sự chỉ huy buông thả của não bộ. Cụ thể hơn, nếu bạn chỉ lo chú ý đến chân thì sẽ quên nguyên tắc tay, nếu lo tay lại lẫn lộn nguyên tắc di chuyển của chân, và các yêu cầu phối hợp khác cũng như vậy.Chúng ta tạm gọi đây là sự ứng dụng của nguyên lý âm dương trong côn nhị khúc và kỹ năng quản lý.


Disqus Comments